27.8 C
Ho Chi Minh City
Sunday, December 8, 2024
spot_img
HomeGóc NhìnGóc nhìn Bill BaloLịch sử không có lỗi, lỗi là do chúng ta.

Lịch sử không có lỗi, lỗi là do chúng ta.

Sau ngày 30/4 Bill cảm thấy day dứt nhiều điều, và nhiều điều cũng khiến Bill muốn nói. Có thể các bạn thấy gần đây Bill thường viết về các vấn đề lịch sử, không phải du lịch như mọi khi. Đúng vậy, nhưng đừng lo, Bill vẫn kể chuyện du lịch cho các bạn nghe, chỉ là gần đây Bill có tham gia vào hành trình Theo Bước Cha Ông nên muốn truyền tải một số thông tin mà mình trải nghiệm được trong cuộc hành trình.

30 Apr 1975, Saigon, South Vietnam --- A North Vietnamese tank rolls into a compound during the fall of Saigon, 1975. --- Image by © Francoise de Mulder/CORBIS
30 Apr 1975, Saigon, South Vietnam — A North Vietnamese tank rolls into a compound during the fall of Saigon, 1975. — Image by © Francoise de Mulder/CORBIS

Bên thắng cuộc.

Các bạn có thường nghe nói về cụm từ: “Bên Thắng Cuộc”. Đại ý theo Bill hiểu “Bên Thắng Cuộc” chỉ quân đội giải phóng. Đại ý theo Bill hiểu nữa rằng là người ta cho rằng 30/4 không phải là ngày thống nhất đất nước, mà là ngày mà người Sài Gòn bị mất Sài Gòn vào tay của “Bên Thắng Cuộc”. Và theo Bill hiểu đại ý rằng là đây không phải là cụm từ mang tính ca ngợi, nó là cụm từ khá tiêu cực, đầy tính trách móc.

Bill không phải người Sài Gòn sinh trước năm 1975, nhà cũng không có ai là người Sài Gòn sinh trước năm 1975, bản thân mình là một người sinh ra ở thế hệ hoà bình. Nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh, bản thân Bill chưa từng có quan điểm gì lớn về chính trị, thế nhưng tại sao sau 40 năm, mọi người vẫn còn những suy nghĩ kiểu như “Bên Thắng Cuộc” để làm gì, để làm gì?

Bản thân lịch sử không có lỗi.

Bản thân những người lính giải phóng quân và quân lực Việt Nam cộng hoà cũng không có lỗi. Họ sinh ra và lớn lên theo thời cục, bản thân họ phải sống và hoà mình vào thời cục đó. Nhưng họ lại là những người làm nên lịch sử. Dù có thắng hay thua, thì lịch sử vẫn ghi nhận những cột mốc thời gian, những sự kiện đã diễn ra và chúng ta không thể nào thay đổi được.

Ví dụ như ngày xưa chế độ Việt Nam cộng hoà có tồn tại thì có chắc gì mọi chuyện đã sáng sủa hơn bây giờ, nếu ngày xưa không có ngày 30/4 thì biết bao con người vẫn chưa được sinh ra vì chiến tranh hoặc đang đắm mình trong chiến tranh. Nó giống như cuộc đời bạn đang trước rất nhiều ngã rẽ, bạn chỉ có thể chọn một ngã rẽ trong một thời điểm, không thể thay đổi, không thể quay lại, bạn chỉ có thể sống tốt với quyết định rẽ vào ngã nào của mình. Đất nước chúng ta và biết bao đất nước trên toàn thế giới cũng vậy. Đến lúc đất nước đứng trước nhiều ngã rẽ, thì việc phải chọn một ngã rẽ là điều tất yếu, là điều không thể thay đổi, đó sau này người ta gọi là lịch sử.

Bill nghĩ rằng sống dưới một chế độ bảo hộ là không tốt, cho dù có giàu sang sung sướng như thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn không được tự do. Kiểu như một cô hoa hậu sống dưới sự bảo hộ của một ông đại gia nào đó, cô ta đẹp và tiếp tục đẹp, nhưng nếu vì lí do gì đó khiến cô ta xấu đi như gặp phải tai nạn giao thông bất đắc dĩ thì ông đại gia ấy sẽ tự nhiên mà bỏ cô ấy mà thôi. Hoặc không phải vậy đi, thì cô ta cũng sẽ không được tự do để làm những việc mà mình muốn. Bill cũng có một cô bạn như vậy, sau này cô ấy kể lại: “Ông ta thật nguy hiểm, em không thể nào bỏ được ông ấy, mọi hoạt động của em đều bị theo dõi, cho đến lúc ông ta có người con gái khác ngoan và đẹp hơn em. Nhưng sau này đôi khi ông ta vẫn làm phiền em”. Vậy đó!

30:4

Nếu ngày xưa không thống nhất 2 miền Nam – Bắc thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng có một chuyện đã xảy ra là bây giờ các bạn đang sống dưới một chế độ hoà bình, một cuộc sống đầy đủ, được học hành đàng hoàng, được đi du lịch thoải mái, được làm những gì mình muốn trên đất nước của mình. Vậy chẳng phải là hạnh phúc rồi sao. Điều Bill muốn nói là lịch sử không có lỗi, lỗi là do chúng ta:

Những người đã rời xa đất nước sau năm 1975, giờ họ quay lại. Họ bị hải quan ở sân bay xin tiền một cách trắng trơn, đóng cái dấu nhập cảnh vào đất nước của mình mà bị làm khó đủ điều, rồi phải xì tiền ra để mọi chuyện dễ dàng hơn. Bill có dịp ngồi chung trên máy bay với một người cô sống ở Sài Gòn trước năm 1975, giờ đã là một doanh nhân giàu có sống ở Na Uy, lần nào về cô cũng bị hải quan ở sân bay xin tiền một cách rất thẳng: “Việt Kiều về nước, cho xin ít tiền”. Lúc rời Việt Nam qua lại sân bay, cũng mở miệng xin: “Còn tiền Việt Nam không, cho xin, chứ tiền Việt Nam qua bên nước ngoài đâu có dùng được”. Không những thế, còn rạch đồ, ăn cắp đồ trong hành lý kí gửi của những người con lâu năm xa quê về nước. Vậy sao không bảo người ta đi luôn, thậm chí còn quay mặt về chửi cái đất nước nơi mình từng sinh ra.

Nếu Việt Kiều về nước được hải quan chào đón niềm nở bằng câu: “Welcome back, home” hoặc “Chào mừng anh/chị quay trở về với quê hương” giống như chào đón người thân của mình thì có phải nghe mát lòng mát dạ không. Người ta sẽ quên ngay cái quá khứ thôi. Bản thân lịch sử là sự tranh cãi, người ta đã không muốn cãi, thì hãy để người ta quên đi. Lỗi này do chúng ta.

Nếu những công ty nhà nước như Vinashin làm ăn bình thường, không tham những; nếu đường sá xây lên chỗ nào, chắc chắn chỗ đó; nếu Hà Nội không chặt cây xanh; nếu đường phố không có những chú công an cướp ngày, suốt ngày núp lùm canh phạt người tham gia giao thông; thì người ta đâu hoài niệm về một Sài Gòn cổ xưa làm gì. Cái người ta hoài niệm là cái người ta mong chờ. Mà cái người ta mong chờ mà làm không được, thì người ta vẫn cứ hoài niệm thôi.

Ngày nay, để được đi làm công chức nhà nước, ai cũng nghĩ đến việc phải chạy chọt, làm nhà nước lương ba cọc, ba đồng mà ai cũng phải chạy mấy trăm triệu để được vào làm, tuỳ mức độ “hot” của công việc mà tiền chạy có khi lên đến tiền tỷ. Vậy một vấn đề đặt ra là: “Làm sao lấy lại vốn?” Cái vốn là cái tiền các bạn chạy chọt vào, mà lương bạn thì không bao nhiêu, vậy để lấy lại vốn thì bạn phải tìm cách moi tiền dân thôi chứ gì nữa, đúng không? Đó là cái vòng luẩn quẩn mà ai cũng có thể biết được, cũng có thể nghĩ được. Vậy thì nếu mà chỉ dùng tiền để mua chức, dùng quan hệ để thăng tiến, thì những người rất giỏi họ sẽ ở nước ngoài, làm cho Google, làm cho Facebook… chứ ngu dại gì mà về Việt Nam. Đừng than vãn về nạn chảy máu chất xám nữa, trong khi chất xám ở đây không được trọng dụng. Lỗi này do chúng ta.

Ngày 30/4, tôi ra công viên ở nhà thờ Đức Bà, phỏng vấn một số bạn trẻ ở Sài Gòn, hỏi rằng, bạn có biết ngày 30/4 là ngày gì không. Mấy bạn trạc tuổi tôi (20 – 24 tuổi) trả lời rất ngây thơ: em không biết là ngày gì cả. Thật buồn cười, mình nghĩ là người Việt Nam ai cũng biết ngày 30/4 là ngày gì, sơ sơ cũng được, nhưng hoá ra là lâu nay mình nghĩ sai. Vậy thì lỗi này do ai, do những người giáo dục các bạn ấy, do cách chúng ta truyền tải vấn đề. Lỗi này do chúng ta.

Chúng ta hãy thôi đổ lỗi

thôi hoài niệm về quá khứ

sống tốt cho hiện tại

để chuẩn bị cho tương lai.

Những gì không thể thay đổi được

ai đúng ai sai, ai thua ai thắng

giờ không phải là vấn đề

vấn đề là ở chỗ chúng ta

chúng ta phải làm gì để con cháu chúng ta tin

tin rằng chúng ta đang đi đúng.

Bill Balo
Bill Balohttps://billbalo.com
Mình là Bill, mọi người gọi mình là Bill Balo vì mình thích đi du lịch, và cụ thể hoá những chuyến đi du lịch thành các bài viết chia sẻ trải nghiệm trên trang blog này. Mình sống và làm việc ở Saigon, hân hạnh làm quen với tất cả mọi người.

3 COMMENTS

  1. Có chung đam mê với em, mong rằng có thể được đi chung một hành trình nào đó 🙂

  2. “Bill nghĩ rằng sống dưới một chế độ bảo hộ là không tốt, cho dù có giàu sang sung sướng như thế nào đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn không được tự do…”

    Bạn Biu vui tính quá. Không tự do là thế nào? So sánh xã hội hiện nay và trước kia thì do ai.

    Mỗ không có ý gì, chỉ nói linh tinh vài câu. Thiết nghĩ bạn Biu tập trung vào du lịch thì hấp dẫn hơn. Thân.

  3. @tường:
    Chào bạn,
    Mọi người, đặc biệt là người trẻ có quyền nói lên những suy nghĩ của mình về chính trị, về những vấn đề đang xảy ra hằng ngày. Mình ủng hộ việc các bạn bình luận, những bình luận trái chiều càng được ủng hộ để mổ xẻ một vấn đề và nhiều người có thể đánh giá một sự việc. Nếu bạn bình luận, thì nên bình luận hết ý và có luận cứ thuyết phục để qua đó, mình cũng có thể nhìn nhận rõ hơn vấn đề.
    Nếu bạn nói linh tinh thì đừng nên comment và đừng nên bảo mình phải viết cái gì nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

- Bill Balo's Partner -spot_img
- Bill Balo's Partner -spot_img
- Bill Balo's Partner -spot_img
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments