28.4 C
Ho Chi Minh City
Sunday, September 8, 2024
spot_img
HomeGóc NhìnGóc nhìn Bill BaloHành trang người lính có gì?

Hành trang người lính có gì?

Thời gian tham gia hành trình “Theo Bước Cha Ông” là thời gian tôi được so sánh giữa thực tế với những suy nghĩ từ lâu nay của mình. Trong môi trường quân đội, thì chính tôi cũng là một người lính, một người chiến sỹ. Anh đạo diễn hay bảo các anh chỉ huy rằng hãy xem chúng tôi – những nhân vật trải nghiệm trong chương trình như một người lính thực sự, là đồng đội các anh, chứ không phải là một diễn viên tới đây chỉ tham gia cho vui. Hơn ai hết, chúng tôi muốn mang cho các bạn những gì là chân thật nhất, rõ ràng nhất lên màn ảnh truyền hình để các bạn có thể cảm nhận được một phần nào đó hình ảnh thực sự của một người lính là như thế nào.

Đọc thêm:

Bản quyền: Đạo diễn Lê Quý Giáp, hehe.

Nhưng, 10 phút cho một chương trình trải nghiệm thì chắc chắn không thể nào các bạn có thể cảm nhận hết được, nên tôi sẽ chia sẻ lại một chút cho các bạn về hành tranh người lính là có những gì. Để qua đó, nếu có cơ hội vào môi trường quân ngũ, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn.

Balo người lính

Ai đi lính cũng mang trên mình một chiếc balo, balo người lính đeo vào đẹp thật đó, vì nó mang màu xanh của lá rừng, hoà hợp với màu áo lính. Nhưng có ai có thể tưởng tượng được, sau này, cùng với súng, chiếc balo người lính sẽ trở thành người bạn, người đồng đội, vào sinh ra tử lúc nào cũng ở bên cạnh nhau.

Balo của chúng ta đi làm, mang laptop, dây nhợ, nhét đủ thứ linh tinh… Balo người lính, mang theo cả gia tài của họ.

Balo của chúng ta đi làm, về nhà quăng ngang quăng dọc… Balo người lính, lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng.

Balo của chúng ta đi làm, càng nhẹ càng tốt… Balo người lính nặng từ 25 đến 30kg mà phải đeo trên lưng để đi bộ hành quân có ngày lên tới gần 100 cây số.

Vậy balo người lính có gì?

Đầu tiên là quần áo, quần áo đủ cho một chuyến hành quân 7 ngày, 10 ngày, 20 ngày, thậm chí lâu hơn. Quần áo trong balo cũng được chia ra nhiều loại: quần áo dài, quần áo lót, áo rét, ta nói cái áo rét nặng kinh khủng luôn. Đủ các thể loại quần áo chắc cũng ngót nghét 5kg chứ chẳng chơi.

Tiếp theo là tăng võng. Cái võng chắc ai cũng biết, nhưng cái tăng là gì? Tăng là cái che trên cái võng, để người lính ngủ tránh mưa, tránh sương đêm, tránh cả gió, đêm xuống mắc cùng với võng để tránh côn trùng.

Áo mưa.

Rồi gạo, những ngày hành quân dài, mỗi người lính phải mang thêm gạo. Gạo ăn đủ cho 5 ngày cũng lên đến 3,5 kg rồi.

Có gạo thì phải có xoong nồi, cái xoong, cái nồi cũng phải mang kèm theo bên cạnh chiếc balo.

Ở dưới đáy của chiếc balo là cuốc, xẻng đào công sự. Để đào hào, đào hầm trong chiến đấu.

Chưa kể là những bức hình, những cuốn sổ tay ghi chép của người chiến sĩ…

Nhưng nhiều như thế thì một cái balo sắp xếp kiểu gì?

Có cách hết, chiếc balo người lính dạy cho mỗi người lính cái tính gọn gàng, ngăn nắp. Vật nào là vật lưu trữ, vật kỷ niệm thì để xuống cuối cùng vì nó ít dùng tới. Tiếp theo là đồ ít dùng. Tới đồ dài. Qua đồ lót. Tới tăng võng. Trên cùng là áo mưa.

Hành trang người lính còn có cả đồng đội.

Ra chiến trường hay vào đơn vị, mỗi người lính chỉ có duy nhất người đồng đội là lúc nào cũng ở bên cạnh mình. Buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc đều sẻ chia với đồng đội. Bản thân Thắng khi tham gia trải nghiệm hành trình “Theo Bước Cha Ông” là người cảm nhận sâu sắc nhất điều đó. Nếu không có những người chiến sỹ, những người đồng đội bên cạnh mình thì chắc những nhiệm vụ mà chương trình đặt ra chắc Thắng không thể nào hoàn thành được.

Thắng có một người đồng đội không già: là bác Nguyễn Trọng Luân – nguyên tiểu đội trưởng trinh sát tiểu đoàn 8, trung đoàn 64, sư đoàn 320, Bộ tư lệnh Tây Nguyên. Tất nhiên là còn nhiều đồng đội 

Bác nói: “Chúng tôi là những cựu chiến binh trở về với đời thường, có người thành đạt, nhưng rất nhiều người không thành đạt hoặc không may mắn. Chỉ mong muốn rằng những người lính trở về đời thường hãy yêu thương chính bản thân mình, yêu thương quá khứ của mình, yêu thương đồng đội. Yêu thương được nhau thì mới tin được lớp trẻ và tin vào cuộc sống chúng ta còn đang rất tốt đẹp, và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh”.

Và một người đồng đội đặc biệt: là bạn Bùi Thuý Nhung – sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

Cô bạn đồng hành cùng với Thắng trong suốt chương trình, trải qua tất cả những trải nghiệm của một người lính (không dành cho nữ) thì quả thật là đáng quý. Lúc đầu ghét lắm, nhưng càng đi, càng thông cảm, càng hiểu nên càng quý nhiều hơn cô bạn này.

nhung thang 1

Nhung, bác Luân và Thắng tại sư đoàn đồng bằng 320

Kiến thức

Học từ những người đi trước, học những đồng đội của mình, học những người lính thực sự ở trong quân ngũ, cái đó cũng là một bài học, và bài học sâu sắc nhất mà Thắng cảm nhận sau hành trình Theo Bước Cha Ông có lẽ là sự lạc quan của người lính. Ngày xưa, cha ông ta gian khổ là thế, khó khăn là thế mà vẫn có những cuộc hành quân phi thường và không thể tin được, đó là sự lạc quan – chiếc gậy chống lưng cho mỗi người lính. Bây giờ vẫn thế, nhìn thấy những khó khăn, những nỗi vất vả của những người lính, mình thấy những vấn đề mà mình gặp hàng ngày chỉ là những thử thách rất nhỏ bé. Sau hành trình, mình gần như đã trở thành một con người khác, trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Mình ít kêu ca, sống lạc quan và mạnh dạn đối đầu với những thách thức trong cuộc sống hơn. Mình cũng nhận ra rằng khó khăn thử thách luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống nhưng quan trọng là chúng ta phải đối mặt và tìm cách để giải quyết nó. Vấn đề là nằm ở chính bạn, bạn có dám thách thức bản thân mình hay không mà thôi.

Các bạn cùng xem lại hành trình Theo Bước Cha Ông tập 2 – Truy kích trên đường số 7 cùng Nhung và Bác Luân với Thắng nhé.

[kad_youtube url=”https://youtu.be/1C5B5LJ7sco” maxwidth=770 ]

Bill Balo
Bill Balohttps://billbalo.com
Mình là Bill, mọi người gọi mình là Bill Balo vì mình thích đi du lịch, và cụ thể hoá những chuyến đi du lịch thành các bài viết chia sẻ trải nghiệm trên trang blog này. Mình sống và làm việc ở Saigon, hân hạnh làm quen với tất cả mọi người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

- Bill Balo's Partner -spot_img
- Bill Balo's Partner -spot_img
- Bill Balo's Partner -spot_img
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments