Ngày thứ 3 ở Bangkok. Tôi cảm nhận thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà đã sắp 3 ngày trôi qua rồi, cảm giác không bao giờ là đủ. Cái này ai theo dõi FB Bill từ lúc Bill đi Thái thì đã được nghe câu này và kèm theo một tấm hình minh hoạ tự sướng đi kèm. Hehe. Hôm nay cũng là ngày bắt đầu phải tự đi 1 mình vì bạn bận ở nhà làm báo cáo gửi cho trường và không chịu nổi cái nóng của khu chợ cuối tuần Chatuchak lớn nhất thế giới này. Đó là do bạn sống ở Bắc Âu nhiều nên da nhạy cảm vậy thôi chứ mình thì chẳng có vấn đề gì vì sống ở Việt Nam quen rồi, với cả khí hậu của Thái cũng tương đối giống Việt Nam mà.
ĐỌC THÊM:
- Cách đi từ sân bay Don Mueang vào thành phố Bangkok
- Khám phá dòng sông Chao Phraya và lạc mình vào khu phố tây Khao San
- Trại rắn hoàng gia và điều kì diệu ở chợ đêm Asiatique
- Một ngày vòng quanh các ngôi chùa ở Bangkok
- 6 thiên đường mua sắm ở Bangkok
- Một ngày ở thiên đường giải trí Pattaya
Chợ cuối tuần Chatuchak – Thiên đường mua sắm
Chợ cuối tuần Chatuchak (Chạc tu chặc) ở Bangkok có diện tích 1, 13km2 nằm kế bên công viên Chatuchak. Có sức chứa khoảng 15.000 gian hàng. Mỗi ngày có khoảng 200.000 -300.000 người tham gia vào chợ. Chợ này thường mở vào thứ bảy, chủ nhật (8:00am – 18:00pm) nên người ta gọi là chợ cuối tuần. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như người dân, một số gian hàng mở cửa phục vụ khách hàng từ tối thứ sáu.
Cách đi tới chợ cuối tuần Chatuchak – Cực kì dễ!
Có rất nhiều cách để đến đây, bằng xe buýt, MRT, BTS, taxi hay tuk tuk. Các bạn xem thuận tiện cách nào thì đi theo cách đó, vì nó tương đối dễ đi và dễ tìm trên bản đồ. Chỉ cần xem Chatuchak Park (công viên Chatuchak) ở đâu thì chợ cuối tuần nằm ở đó. Bill thì đi bằng MRT để đến trạm Chactuchak Park, từ đó đi bộ vào chợ cuối tuần Chatuchak khoảng 2-3 phút thôi.
Bạn nào đi BTS thì dừng ở Mochit Station. Còn từ 4-5 người trở lên thì cứ lên taxi tính bằng metter mà đi nhé, rẻ hơn đi bằng MRT và BTS khá nhiều đó. Ai chưa biết giá taxi ở Thái thì vào đây.
Chợ cuối tuần Chatuchak bán gì?
Đủ thứ trên trời dưới đất, từ rắn sống, gà sống đến hoa cỏ, cây cối, trái cây tươi roi rói, từ các gian hàng thủ công mỹ nghệ đến các đồ mỹ phẩm tiêu dùng, đồ điện tử… Và đặc biệt phong phú nhất, la liệt nhất, đó chính là quần áo, giày dép và các loại hàng dệt may khác. Chợ cuối tuần Chatuchak đúng là một “nhà kho” khổng lồ của hàng dệt may, đa dạng về chủng loại, rực rỡ về sắc màu và cực kỳ ấn tượng về giá cả. Ở đây có một sự hấp dẫn vô cùng kì lạ, vì bất cứ ai có ý định đi shopping đều được giới thiệu tới đây. Và đã tới thì chắc chắn là không bao giờ về tay không.
Thế nhưng khi muốn mua hàng Made in Thailand thì các bạn cũng nên cẩn thận, vì 60-70% hàng ở đây được lấy từ Trung Quốc, tức là Made in China đó.
Người Việt Nam ở chợ Chatuchak.
Tới đây các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các con buôn đến từ khắp nơi trên thế giới, chứ không chỉ là các nước gần Thái Lan như Việt Nam, Lào hay Campuchia. Đặc điểm dễ nhận dạng con buôn nhất đó là: túi vải. Con buôn luôn xuất hiện cùng túi vải kéo, vì một lần đi như thế, người ta thường mua trên 20kg hàng.
Các bạn có thể ngạc nhiên với giá cả ở đây khi mua sỉ. Tuỳ gian hàng, thường thì mua 3 cái các bạn đã được giảm giá rồi. Nhưng nếu thử đặt vấn đề mua 10 cái thì giá sẽ được giảm xuống một cách mạnh mẽ. Cẩn thận với hành lý xách tay của bạn nhé, coi chừng quá kí.
Người Việt Nam ở chợ thì rất nhiều, và đa số là con buôn. Nếu bạn là không có ý định bán hàng mà chỉ mua cho mình thì nên làm quen với một số người Việt trong chợ. Bạn hãy mua ké họ 1, 2 cái để có được giá sỉ nhé.
Mỏi miệng, no mắt ở China Town
Tôi cũng kịp mua được vài kg đồ trước khi rời chợ cuối tuần Chatuchak vào buổi chiều hôm đó. Về đến nhà thì chân tay mỏi rã rời vì không ngờ là mình lại mua nhiều như vậy. Chỉ tội xách từ MRT về nhà muốn rớt cái tay ra ngoài. Buổi tối, chúng tôi không ăn ở gần nhà mà quyết định ra China Town để giải quyết cái bụng của mình với ẩm thực của người Hoa. Nếu ban ngày tôi bị lạc vào thiên đường mua sắm thì đêm đến tôi bị lạc vào thiên đường ăn uống với phố ăn uống dài hơn cả cây số. Đến đâu cũng muốn ăn, nhưng nghĩ là ăn lung tung như vậy thì chắc sẽ mau no lắm, thế nên là ăn gì cũng phải suy nghĩ dữ lắm. Vừa ăn vừa uống phối hợp nhịp nhàng. Hehe.
Phố Tàu ở Thái Lan cũng như bao phố Tàu ở các nước khác, thế nhưng ở Thái đặc biệt hơn với khu ăn uống đi bộ kéo dài. Những ánh đèn neong màu vàng đặc trưng với những bảng hiệu tiếng Trung đặt san sát nhau làm cho cảnh sắc nơi đây có một sự ấm áp và nhộn nhịp lạ thường.
Giá cả đồ ăn ở phố Tàu thuộc dạng trung bình, và chấp nhận được, tuy nhiên đồ ăn thì rất ngon. Có thể ẩm thực của người Hoa trộn lẫn với ẩm thực Thái làm cho món ăn dễ dàng được tiêu hoá hơn. Không giống như ẩm thực của người Hoa ở Singapore hay Việt Nam, một số quán ở đây vẫn sử dụng ớt tươi, chanh và nước mắm trong món ăn của mình.
Hôm đó tôi trở về nhà với một sự thoã mãn to đùng khi mua sắm được nhiều đồ ưng ý và ăn uống no say ở khu phố Tàu Bangkok.
Bill ơi mình tên Tín. Mình đang định đi thái tự túc với vợ. Rất mong nhận được tư vấn chia sẻ từ bạn. Nếu đi tự túc thì nên ở khách sạn thế nào thì thuận tiện và chi phí ok? đón xe đi các tỉnh ven cách 2 giờ đồng hồ thì thường đón như thế nào và ở đâu? các chùa và chợ bạn chỉ rất tuyệt mình sẽ làm một vòng. hii.
Cảm ơn bạn
@tín: Chào bạn, bạn có thể tìm kiếm các khách sạn trên agoda gần khu trung tâm là ukie. Nếu muốn ở thoải mái thì tầm 1000bath/đêm là vô tư rồi. Bạn có thể đón ở bến xe Ekamai bạn nhé, đi Pattaya hoặc Phetchaburi.
Bill ơi. Tổng kinh phí mình đi là bao nhiêu vậy? Mình muốn sang năm dẫn mẹ đi Thái chơi cho biết mà mình chỉ có thể chi tầm dưới 12triệu/2người trong 3n2đ. Bill có thể lên kế hoạch chi tiết mình nên đi đâu k. Lần đầu đi nc ngoài nên lo lắm. Cảm ơn nhé
@Vi: Chào bạn, cái này quá dễ rồi. Bạn hãy liên hệ mình để tư vấn thông qua chương trình này để hỗ trợ các chuyến đi review sắp tới của BillBalo nhé: http://billbalo.com/hay-thue-toi-di/
Hi Bill, mình muốn hỏi các cửa hàng duty free trong sân bay survanabhumi mấy giờ thì mở cửa. Đó mình bay sớm lúc 7h sáng sợ các cửa hàng chưa mở. Cám ơn Bill