26.2 C
Ho Chi Minh City
Sunday, October 6, 2024
spot_img
HomeReviewSự thú vị của chiếc đồng hồ Daniel Wellington dòng Dapper

Sự thú vị của chiếc đồng hồ Daniel Wellington dòng Dapper

Dạo này bị phấn chấn với chiếc đồng hồ Daniel Wellington mới, hehe, nên là trên Facebook ngập tràn hình ảnh đồng hồ luôn. Thú vị nên cũng muốn chia sẻ với các bạn trên Blog của Bill nè. Những ai đang sở hữu trên tay một chiếc đồng hồ Daniel Wellington dòng Dapper có bao giờ tự hỏi mình những điều thú vị trên chiếc đồng hồ mình đang mang không.

Mình đang nói về dòng Dapper thôi nhe, dòng mới nhất của Daniel Wellington dành cho Nam. Sỡ hữu chiếc kim xanh quyến rũ và mang lại nhiều cảm hứng. Lúc trước thì các dòng Classic đã đẹp rồi, nhưng tới khi dòng Dapper xuất hiện thì Bill mới khao khát sở hữu ngay một chiếc DW. Không vì gì cả, chỉ vì mình thích nó vậy thôi.

Đầu tiên là nói về chiếc đồng hồ Daniel Wellington

Nguồn gốc của chiếc đồng hồ này bắt nguồn từ Thuỵ Điển. Mặc dù mang quốc tịch Thụy Điển, nhưng đồng hồ DW lại được lắp ráp từ động cơ Miyota của Nhật và dây da chính hãng Genuine Leather đến từ nước Ý. Một số thứ còn lại thì lắp ráp ở Trung Quốc. Vì thế mà Trung Quốc cũng là chiếc nôi của hàng nhái Daniel Wellington mà các bạn rất dễ để có thể mua được.

Phân biệt đồng hồ Daniel Wellington thật và fake ở đây.

phân biệt đồng hồ Daniel Wellington

1. Số IIII La Mã trên chiếc đồng hồ Daniel Wellington Dapper

Châu Âu vào những năm 1638-1715, kỹ thuật chế tác đồng hồ bấy giờ phát triển rất sớm. Các nghệ nhân chuyên chế tác đồng hồ cho vua Louis XIV (vua của Pháp) kể lại rằng, ban đầu, họ viết số 4 La Mã là IV như bình thường. Nhưng khi nhà Vua thấy điều đó, ông không thích và yêu cầu phải viết lại là IIII. Mặc cho lời giải thích của các nghệ nhân, ông vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình. Cuối cùng, họ đành tuân theo ý của đức vua. Và từ đó, số 4 La Mã ở các đồng hồ đều được ghi là IIII.

Chỉ vì anh ấy không thích! 

Mặt khác, theo một số nhà ngôn ngữ học, mặt đồng hồ chỉ thị số IIII thay vì IV là để tôn kính một vị thần La Mã – thần Jupiter (chúa tể các vị thần, đồng nhất với thần Zeus trong thần thoại Hi Lạp) Theo cách viết Latin, tên chính xác của vị thần này là IVPITER, vì thế, khi chế tạo đồng hồ, người ta sẽ viết số 4 La Mã là IIII để tránh nhắc trực tiếp tên vị thần này. Bên cạnh đó, vào thời La Mã cổ đại, cách viết số 4 là IIII vẫn hết sức phổ biến. Nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy rằng, các đồng hồ mặt trời (sundial) được chế tạo từ trước thế kỉ 19 đều được ghi là IIII.

Ở khía cạnh thẩm mỹ, trong tất cả các con số trên đồng hồ thì số 8 (VIII) được xem là có nhiều nét và “dầy” nhất. Thế nên số 4 (IV) nên viết thành IIII mới có độ dày tương xứng. Một lý do hết sức quan trọng đó là trong việc chế tạo đồng hồ, sự cân bằng, đối xứng rất được coi trọng. Nếu chia mặt đồng hồ làm ba phần đều nhau hình nan quạt,chúng ta sẽ có từng phần lần lượt là

4 số I: I, II, III, IIII;

4 số V là: V, VI, VII, VIII;

4 số X là: IX, X, XI, XII.

Do đó, sử dụng IIII là một cách cân bằng tỉ lệ trên mặt đồng hồ một cách gần mức hoàn hảo nhất.

đồng hồ Daniel Wellington

2. Câu chuyện về chiếc kim xanh của đồng hồ Daniel Wellington

Đồng hồ kim xanh là một khái niệm không mới trong lĩnh vực thời trang đồng hồ, đặc biệt là với các thương hiệu lâu đời trên thế giới, như JLC, Seiko, Stowa, Nomos, Longines,… Tuy nhiên 2 chiếc kim xanh trên chiếc đồng hồ Daniel Wellington lại được thiết kế và cấu tạo vô cùng đặc biệt và độc đáo riêng nên luôn thu hút mọi ánh nhìn.

Nguyên tắc làm ra những chiếc kim xanh không phải sơn phết này chính là kỹ thuật tạo màng oxit sắt (Fe2O3 và Fe3O4) cho thép. Khi nhiệt độ của thép được tăng lên độ dày của lớp oxit sắt cũng tăng lên tạo nên lớp màng bao phủ trên bề mặt, lớp màng này khi ánh sáng đi qua sẽ phản chiếu cả lớp mặt trên và dưới tạo nên hiện tượng giao thoa màng mỏng (thin-film interference) và hình thành nên màu sắc của thép ở các nhiệt độ tương ứng.

  • Faint-yellow – 176 °C (349 °F)
  • Light-straw – 205 °C (401 °F) – Độ dày oxit sắt <520 Angstrom.
  • Dark-straw – 226 °C (439 °F) – Độ dày oxit sắt 520-580 Angstrom.
  • Brown – 260 °C (500 °F) – Độ dày oxit sắt 580-630 Angstrom.
  • Purple – 282 °C (540 °F) – Độ dày oxit sắt 630-680 Angstrom.
  • Dark blue – 310 °C (590 °F) – Độ dày oxit sắt 680-700 Angstrom.
  • Light blue – 337 °C (639 °F) – Độ dày oxit sắt 700-720 Angstrom.
  • Grey-blue – 371 °C (700 °F) – Độ dày oxit sắt >720 Angstrom.

đồng hồ kim xanh denial wellington

Các bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy màu của kim xanh ở khoảng 590 oF rất đẹp nha.

3. Những cái tên của đồng hồ Daniel Wellington.

Tên gọi của đồng hồ Deniel Wellington được lấy tên từ những địa danh của Anh Quốc. Câu chuyện xuất phát từ cuộc gặp gỡ rất bất ngờ, như một mối duyên giữa Filip Tysander và cơ nghiệp đồ sộ của anh hiện giờ. Năm 2006, chàng trai trẻ người Thụy Điển tới Australia du lịch và gặp gỡ người đàn ông mang tên Daniel Wellington – Không phải doanh nhân, cũng không phải một nghệ nhân đồng hồ, Daniel chỉ là một du khách người Anh bụi bặm đi lang thang khắp thế giới. Sau này, hai người bạn này hợp tác để tạo nên thương hiệu đồng hồ ngày nay.

Chiếc mà Bill đang đeo là: Dapper Bristol – là một thành phố nằm ở Tây Nam nước Anh. Các bạn có thể khám phá xem chiếc đồng hồ mình đang đeo mang tên gọi của thành phố nào của nước Anh nhé.

daniel wellington vietnam

Bill Balo
Bill Balohttps://billbalo.com
Mình là Bill, mọi người gọi mình là Bill Balo vì mình thích đi du lịch, và cụ thể hoá những chuyến đi du lịch thành các bài viết chia sẻ trải nghiệm trên trang blog này. Mình sống và làm việc ở Saigon, hân hạnh làm quen với tất cả mọi người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

- Bill Balo's Partner -spot_img
- Bill Balo's Partner -spot_img
- Bill Balo's Partner -spot_img
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments