Visa Schengen là một trong những tấm vé thông hành đẳng cấp nhất thế giới khi có thể tự do đi lại trong khối liên minh Schengen bao gồm 26 thành viên (trong đó có 22 thành viên thuộc liên minh châu Âu EU). Chỉ riêng 2 quốc gia là Anh và Ireland (không phải Iceland) là các bạn không thể nhập cảnh bằng Visa Schengen được. Bài viết này, một lần nữa, tổng hợp cho các bạn thông tin Visa Schengen từ A tới Z và hướng dẫn các bạn xin Visa Schengen tự túc.
Đọc thêm:
- Xin Visa Schengen nước nào dễ nhất – cách xin visa Schengen tự túc
- Hồ sơ xin Visa Schengen và những điều cần lưu ý khi xin Visa Schengen
Chọn quốc gia để xin Visa Schengen phù hợp
Tóm gọn lại các bài viết trước, để hiểu lý do vì sao thì bạn có thể bấm vào các link ở phần đọc thêm bên trên. Các quốc gia trong khối liên minh Schengen mà mọi người hay chọn để nộp hồ sơ xin Visa Schengen là Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Phần Lan.
Sau đó bạn sẽ xem tuỳ vào lịch trình chuyến đi, mà bạn chọn nộp hồ sơ xin Visa Schengen vào nước nào? Bạn bắt buộc phải xin Visa Schengen vào nước mà bạn nhập cảnh đầu tiên, hoặc quốc gia mà bạn có thời gian lưu trú lâu nhất trong hành trình của mình.
Có một số nước không chấp nhận nộp dạng du lịch tự túc, những dạng như thăm thân nhân hoặc công tác (có thư mời từ người thân hoặc đối tác) thì sẽ được chấp nhận cho nộp hồ sơ và tỷ lệ có visa sẽ khả thi hơn.
Thời hạn Visa Schengen và thời gian lưu trú
Các nước trong khối liên minh Schengen cấp visa không có khung thời gian mặc định như các nước khác (như Nhật là Visa có giá trị 3 tháng lưu trú 15 ngày, Hàn Quốc thì giá trị 3 tháng lưu trú 30 ngày, Anh cấp tới 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm…). Thường thì các nước trong khối Schengen sẽ cấp Visa Schengen dựa vào tình trạng hồ sơ của người xin Visa. Đối với những hồ sơ có mức tin tưởng cao thì có thể được cấp loại Visa Schengen từ 1 đến 3 năm. Được nhập cảnh nhiều lần với thời gian lưu trú lên đến 90 ngày.
Tùy vào nước mình nộp hồ sơ xin Visa Schengen mà thời hạn hiệu lực visa và thời gian lưu trú sẽ khác nhau. Ví dụ như Pháp, xin đi 15 ngày họ có thể cấp cho mình đến 20 ngày hoặc 1 tháng (thời gian hiệu lực và lưu trú trùng nhau). Nhưng khi xin visa Ý thì họ cấp đúng như số ngày lưu trú mình đề nghị, thời gian hiệu lực trước và sau thời gian lưu trú 1 đến 2 ngày.
Những hồ sơ xin visa thăm thân thì có thể được thời gian lưu trú dài hơn so với du lịch và công tác. Và nếu có ý định đi du lịch châu Âu thì các bạn nên xin Visa Schengen trước 3 tháng nhé.
Đặt lịch hẹn và nộp hồ sơ xin Visa Schengen như thế nào?
Có 26 nước trong khối liên minh Schengen, mình không thể chỉ hết cho bạn cách nộp hồ sơ từng nước được. Tuy nhiên, nếu bạn nào xin Visa Schengen vào Pháp thì tham khảo bài viết sau của mình. Còn những nước khác, bạn có thể hỏi qua Facebook Dịch vụ tư vấn Visa và Hộ Chiếu PM hoặc tham khảo Website của Visa PM. Các bạn liên hệ mấy bạn í, xin bộ hồ sơ nộp vào từng nước MIỄN PHÍ nha.
Sau đây, mình sẽ dẫn cho các bạn một số đường Link để bạn đặt lịch hẹn trực tuyến theo quốc gia:
- Xin Visa Schengen vào Pháp đặt lịch hẹn tại đây.
- Xin Visa Schengen vào Tây Ban Nha đặt lịch hẹn tại đây.
- Xin Visa Schengen vào Đức đặt lịch hẹn tại Hồ Chí Minh.
- Xin Visa Schengen vào Đức đặt lịch hẹn tại Hà Nội.
- Xin Visa Schengen vào Hà Lan đặt lịch hẹn tại đây.
- Xin Visa Schengen vào Ý đặt lịch hẹn tại đây.
Nộp hồ sơ và những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ các bạn tham khảo bài viết của Bill tại đây nha.
Chờ nhận kết quả Visa Schengen.
Sau khi xét xong hồ sơ xin Visa Schengen của bạn và có kết quả, Đại sứ quán sẽ gửi Email thông báo và trả kết quả về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nếu bạn có mua dịch vụ gửi kết quả về nhà thì ngồi nhà, chờ nhận kết quả, nếu không thì phải đến tận nơi lấy. Đến lúc bạn nhận được kết quả thì mới biết là được cấp visa hay không. Nói chung là kiểu gì bạn cũng được nhận kết quả đó, còn rớt hay đậu thì nhận rồi mới biết.
Nếu được cấp thì đặt vé máy bay và chờ đến ngày visa có hiệu lực thì xách balo lên và quẩy thôi.
Nếu không được cấp, các hồ sơ bạn nộp vào Đại sứ quán sẽ không được trả lại. Họ chỉ trả lại Hộ Chiếu (Passport) kèm theo 1 thư từ chối, trong thư có nêu các lý do họ từ chối không cấp Visa Schengen cho bạn. Đôi khi lý do rất cụ thể, tuy nhiên cũng có khi rất chung chung như là: Không đủ điều kiện được cấp Visa. Nếu bạn cảm thấy rằng mình có thể khắc phục các lý do từ chối đó bạn có thể kháng nghị lại quyết định của Đại sứ quán (thường là rất khó), cách thứ 2 là bạn khắc phục các lý do từ chối đó và nộp lại 1 bộ hồ sơ mới.
Lý do từ chối cấp Visa Schengen thường gặp
Điều kiện lưu trú không bảo đảm: Hiểu nôm na là nơi bạn sẽ lưu trú trong thời gian ở Châu Âu và mục đích của chuyến đi không được lãnh sự tin tưởng. Cái này phải trung thực và các bạn nên tự làm lịch trình cũng như là tự đặt khách sạn và các thông tin cụ thể về địa chỉ người bạn cho bạn lưu trú nhờ trong thời gian ở Châu Âu.
Tài chính không đảm bảo: Tài chính của bạn chứng minh không đủ cho chuyến đi. (Lãnh sự chê bạn ít tiền đó, haha). Vậy thì bạn có bao nhiêu tiền thì cứ đưa vào sổ tiết kiệm càng nhiều càng tốt nha. Không người ta chê mình nghèo, không cho mình đi.
Không có bảo hiểm du lịch. Quan trọng lắm đó nha bạn, đi châu Âu phải có bảo hiểm du lịch cho cả chuyến đi. Đôi khi các bạn sẽ quên book hoặc là quên kẹp vào hồ sơ xin Visa Schengen của mình.
Các điều kiện hồ sơ không đủ tin tưởng: Thu nhập không cao, công việc hiện tại không đủ ràng buộc, lịch sử đi du lịch chưa nhiều, không có tài sản ràng buộc tại Việt Nam…nói chung là hồ sơ yếu. Cái này bạn sẽ biết lý do sau khi nhận kết quả.
Cám ơn bài viết hữu ích của bạn